Bước 1: Xác định mục tiêu
Trước khi bắt đầu bạn cần xác định rõ mong muốn cuối cùng– đích đến là gì? Sau khi xác định được những mục tiêu ngắn cần phải hoàn thành?
- Mục tiêu tài chính: sau khi chạy chiến dịch marketing thì mức doanh thu mong muốn đạt được là bao nhiêu?
- Mục tiêu marketing: số lượt khách mong muốn có được sau khi chạy xong chiến dịch là bao nhiêu?
Tuy nhiên việc đặt ra mục tiêu cần phải đảm bảo theo tiêu chí SMART, để tránh việc đặt mục tiêu xa vời với thực tế. Đảm bảo mục tiêu vừa tầm với năng lực của phòng khám nha khoa của bạn.
Bước 2: Nghiên cứu và phân tích
Để có thể nghiên cứu hiệu quả ở bước này, chúng ta cần áp dụng:
Nguyên tắc 3C (Customer – Competitor – Company)
Customer (khách hàng): Bạn cần trả lời các câu hỏi sau
- Họ là ai?
- Họ ở đâu?
- Nhu cầu mua sắm họ là gì?
- Khả năng chi trả của họ là gì?
Competitor (đối thủ): Có 2 mức độ cạnh tranh;
- Đối thủ hiện hữu: Đây là đối thủ ta phải vượt qua vì khách hàng của họ cũng là khách hàng của bạn, cùng cạnh tranh trong cùng một phân khúc giá cả, sản phẩm và chiến lược tương đồng.
- Đối thủ tiềm tàng: Đối thủ hiện tại có thể chỉ là một phòng khám nhỏ mới mở cửa hiện tại chưa thể cạnh tranh cùng chúng ta, nhưng trong tương lai có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn
Company (công ty – hay chính xác hơn là bản thân doanh nghiệp )
- Cần phải trả lời câu hỏi là phòng khám của mình hiện đang đứng ở vị trí nào?
- Nguồn ngân sách hiện tại giành cho chiến dịch là bao nhiêu?
- Nguồn nhân lực có đảm bảo để chạy chiến dịch hay không?
Cùng với đó phân tích phòng khám của bạn dựa trên ma trận SWOT gồm điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities), thách thức (threats)
Bước 3: Kiểm tra nguồn lực
Nguồn lực ở đây bao gồm:
- Ngân sách: phải đảm bảo ngân sách để việc hoạt động marketing cho phòng khám tư nhân không bị gián đoạn, tránh ảnh hưởng tiến độ hoạt động của kế hoạch
- Nhân lực: đây là yếu tố quan trọng, vì nguồn lực phải đảm bảo cho việc từ lúc lên kế hoạch thực hiện cho đến đánh giá kết quả có thể theo dõi và cân đối chi phí theo từng giai đoạn. Cần người có kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện bước này
Giai đoạn 2: Đưa ra ý tưởng cho kế hoạch mới
Việc này là rất quan trọng vì bản kế hoạch có được hình thành và gây chú ý tới khách hàng mục tiêu hay không đều nằm ở phần ý tưởng. Ý tưởng được nên ra cần phải độc đáo, sáng tạo, nhưng không kém phần chuyên nghiệp.
Giai đoạn 3: Chọn kênh triển khai kế hoạch marketing cho phòng khám
Hiện nay đang có 2 kênh Marketing trên thị trường đó là:
-Flyer, Brochure: có thể in sẵn để ở khu vực phòng chờ của khách hàng, để khách hàng có thể xem được các thông tin và dịch vụ trên đó (đây là phương pháp bị động vì cần có sẵn lượng khác hàng ở phòng khám của bạn để xem brochure)
-TVC: các mẩu quảng cáo trên tivi (chi phí chi cho hoạt động này là tương đối lớn)
-Quảng cáo trên tờ rơi
-Quảng cáo trên xe bus: độ phủ lớn kèm theo chi phí lớn
-Website: Đây được xem như là “phòng khám” của bạn trên Internet, địa chỉ web đóng vai trò là “địa chỉ phòng khám” để khách hàng có thể tìm và ghé thăm
-Adwords & SEO: 2 công cụ này giúp tối ưu và khiến khách hàng dễ dàng tìm kiếm trang web của bạn
-Facebook: Đây là nơi dễ tương tác với khách hàng nhất, vì lượng lớn người Việt sử dụng. Bạn có thể tận dụng lợi thế này để lập fanpage chạy quảng cáo và đăng tải các tin tức hoặc video chia sẻ feedback khách hàng để tăng tương tác.
-Youtube: Sẽ rất tốt nếu bạn có hẳn 1 kênh riêng về phòng khám của mình trên youtube. Tin tôi đi nếu bạn làm tốt bạn còn có thể kiếm tiền từ youtube đó.
Để hoạt động Marketing cho phòng khám của bạn đạt hiệu quả bạn nên cân đối kết hợp cả 2 phương pháp online và offline bạn nhé.
Ngoài ra sự hài lòng và thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ mà phòng khám cung cấp vẫn là yếu tố quan trọng nhất, do vậy bạn cũng cần lên kế hoạch xây dựng đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng để đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời giúp khách hàng yên tâm và có thiện cảm khi thăm khám tại đây.
Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả chiến dịch
Sau thời gian lên kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa của bạn, sau quá trình thực hiện kế hoạch thì bạn cần phải đánh giá lại kết quả mình đạt được theo từng kênh theo từng mốc thời gian cụ thể để dựa vào đó kịp thời điều chỉnh lại các điểm chưa phù hợp. Các tiêu chí đánh giá có thể bao gồm:
- Tỉ lệ truy cập/ ghé thăm của khách hàng
- Tỉ lệ chuyển đổi thành doanh thu
- Tỉ lệ nhận diện thương hiệu qua các kênh truyền thông và mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ mà phòng khám cung cấp
- Tỉ lệ khách hàng quay lại
Tóm lại, việc làm Marketing Online cho phòng khám là một hoạt động cần thiết trong thời đại công nghệ số hiện nay. Nếu bạn có đủ nguồn lực thì có thể tự làm. Nếu chưa tự tin, bạn có thể liên hệ với các trung tâm hoạt động dịch vụ marketing online cho phòng khám uy tín.
Hy vọng rằng chia sẻ của tôi có thể giúp bạn hiểu tổng quát về lập kế hoạch marketing online cho phòng khám. Con đường Marketing vẫn còn dài, nếu bạn vẫn muốn tìm hiểu về nó thì hãy xem bài viết khác theo link sau: http://mkluck.com.vn/tin-tuc/nhung-meo-co-ban-giup-tang-dong-tien-trong-phong-kham-nha-khoa.html
Tổng hợp: Công ty TNHH Minh Khang May Mắn
Hotline: 1900636055 - 09667855051